Tư vấn hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Gửi Câu Hỏi
Câu hỏi :
Đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ các mô hình chăn nuôi liên kết bị thua lỗ không có khả năng hoạt động, không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận vốn, chính sách ưu đãi nhằm khôi phục lại hệ thống chăn nuôi ?
Người hỏi: Đặng Văn Long ( 14/11/2019)
Câu trả lời :
Cơ quan trả lời: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngày trả lời: 14/11/2019

 

- Từ năm 2011 đến nay tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát ngành chăn nuôi tại các văn bản: Nghị quyết của HĐND tỉnh (số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014, số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015, số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016); các Quyết định của UBND tỉnh (số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011, số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012, số 11/2013/QĐ-UBND ngày 14/3/2013, số 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014, số 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016, số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017) và  một số chính sách tạm thời, đặc thù: hỗ trợ cơ sở lợn nái ngoại quy mô từ 300 con trở lên tại Quyết định 2811/QĐ-UBND ngày 26/9/2014, Quyết định 1505/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh.

- Tổng số tiền hỗ trợ thực hiện các chính sách cho người chăn nuôi là hơn 222 tỷ đồng.

- Riêng đối với các mô hình chăn nuôi liên kết, trong thời gian qua tỉnh đã hỗ trợ:

+ Mô hình quy mô lớn (từ 500 con trở lên): hỗ trợ 240 triệu đồng/cơ sở với quy mô từ 500 đến dưới 1000 con, 360 triệu đồng/cơ sở với quy mô trên 1.000 con. Có 182 cơ sở đã được hưởng chính sách hỗ trợ với tổng số tiền 35.000 triệu đồng.

+ Mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX, THT: hỗ trợ 750.000 đồng/con với quy mô từ 20 đến 50 con, 500.000 đồng/con với quy mô từ 51 đến 100 con, 400.000 đồng/con với quy mô từ 101 con đến dưới 500 con. Có 575 hộ đã được hưởng chính sách hỗ trợ với tổng số tiền 12.575 triệu đồng.

- Hiện nay tỉnh đang thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 868/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh (có hiệu lực đến hết năm 2020). Bên cạnh đó, để hỗ trợ trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tỉnh đã ban hành Quyết định số 42/2019/QĐ-UBND ngày 31/7/2019.

Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang hết sức phức tạp, để kiểm soát được dịch bệnh, chủ trương của tỉnh khuyến khích người chăn nuôi không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các chính sách để phù hợp quá trình phát triển, thực hiện thành công tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

 


[Trở về]
Phản hồi bạn đọc