Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng: Mặc dù là lĩnh vực mới nhưng thời gian qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của trung ương tại Hà Tĩnh khá tốt. Thời gian qua, công tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được lãnh đạo UBND tỉnh và các đơn vị liên quan quan tâm, chỉ đạo triển khai toàn diện. Các đơn vị liên quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức và bảo đảm nguồn lực để thi hành các quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp. GĐ Sở Tư pháp Lê Việt Hồng: Đề nghị đoàn công tác nghiên cứu để trong thời gian tới chọn lĩnh vực theo dõi quản lý, xử lý các doanh nghiệp đã dừng hoạt động nhằm tránh lãng phí. Theo đó, doanh nghiệp thành lập mới được hỗ trợ 100% lệ phí đăng ký, phí công bố nội dung kinh doanh, phí khắc dấu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí làm biển hiệu (500.000 đồng), phần mềm kế toán doanh nghiệp (2.000.000 đồng), hỗ trợ 100% thuế môn bài cho các doanh nghiệp thành lập mới trong năm đầu hoạt động… Đến nay, Sở Tài chính đã cấp phát đầy đủ, kịp thời các danh mục hỗ trợ với tổng kinh phí 3.825.500.000 đồng. Phó GĐ Sở Tài chính Trần Đình Sỹ: Việc tiếp cận vay vốn, tiến cận đất đai của doanh nghiệp thời gian qua còn hạn chế. Tỉnh Hà Tĩnh cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác nguồn vốn. Đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã triển khai các gói tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp với 21.0000 tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, về tiếp cận, khai thác các nguồn lực về khoa học kỹ thuật, về nhân lực, đất đai… Ông Hồ Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Bộ Tư pháp: Việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện thành doanh nghiệp tại Hà Tĩnh chưa rõ nét. Trong quá trình thực hiện, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả mang lại chưa cao, nhận thức của doanh nghiệp và người đứng đầu doanh nghiệp còn hạn chế, tư duy về ý tưởng khởi nghiệp chưa cao, tiếp cận ứng dụng KH&CN còn quá ít. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp quá nhiều lại thường xuyên thay đổi khiến việc nghiên cứu và cập nhật hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đầy đủ, toàn diện. Bà Bùi Thị Hảo - Đại diện Bộ LĐTB&XH: Hà Tĩnh cần tăng cường việc ứng dụng CNTT trong vấn đề cấp giấy phép, quản lý lao động… Trao đổi tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ chưa đúng mực; sự ảnh hưởng bởi thiên tai và sự cố môi trường biển đến sự phân bổ ngân sách; nhận thức của một bộ phận các ngành, các cấp chưa đúng mức; việc phối hợp còn thiếu nhuần nhuyễn dẫn đến một số chính sách chưa đến kịp thời; công tác tuyên truyền chưa tạo được sự lan toả của các chính sách đến các vùng, miền... Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng khẳng định, mặc dù là lĩnh vực mới nhưng thời gian qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của trung ương tại Hà Tĩnh khá tốt. Trước những khó khăn khách quan của nền KT – XH nhưng tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy quá trình hỗ trợ doanh nghiệp. Mong rằng, qua sự đánh giá lần này, đoàn công tác sẽ bổ sung cho Hà Tĩnh những điểm còn hạn chế nhằm hoàn thiện hơn, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp. Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cho rằng, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Thời gian tới, đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt việc lựa chọn nhóm doanh nghiệp theo lĩnh vực đăng ký để tổ chức theo dõi hỗ trợ. Từ những nguyên nhân, hạn chế đã được chỉ rõ trong buổi làm việc này, đề nghị Hà Tĩnh tích cực khắc phục, bổ sung nhằm thực hiện tốt hơn. Theo Anh Hoài/baohatinh.vn |